12.4.09

He he, nổi tiếng vì rác rồi

Chuyện Diêm Điền bí chỗ đổ rác đã được 2 báo tương đối lớn đưa cách nhau không xa.

Bài của VietNamNet: Thị trấn Diêm Điền: Hàng nghìn dân nhưng không bãi đổ rác (11/3/2009)

Bài của Tiền Phong: Diêm Điền "ôm" rác (28/3/2009)

Cả 2 bài đều dùng ảnh trên, nên nhiều khả năng tác giả chỉ là một, hoặc là 2 nhưng quen biết nhau. Cái chapeau (lead) của Tiền Phong đọc buồn cười, vì nó kiểu cũ quá, đưa những cái chẳng ai quan tâm, chẳng có vấn đề vấn đeo gì lên đầu.

Nhìn những đống rác đổ vô tội vạ thế này quả là xót cho sông.

Nhớ hồi học lớp 7, lớp 8, giờ giải lao hoặc lúc tan trường, nhiều đứa kéo nhau ra sông Gú (chỗ Công ty Nông sản) tắm mát. Tắm xong còn vào lớp hoặc về nhà, phải giữ quần áo khô, nên đương nhiên là tắm tiên. Hồi ấy không biết bẩn là gì, cũng không biết ngượng là gì. Cứ tồng ngồng leo lên cầu nhảy ùm ùm, mặc kệ mấy bà giặt chiếu bên cạnh.

Sông Gú hồi ấy đã có tiếng bẩn vì chất thải bệnh viện, nhưng theo trí nhớ của mình thì trong xanh hơn bây giờ nhiều. Vào mùa hè, chỗ cống Diêm Điền cũng nhiều trẻ con tắm, rồi leo lên tận nóc cống nhảy xuống, la hét om sòm. Giờ thì hình như không có ai tắm ở sông này nữa.

Bài hát về Diêm Điền

Nhờ nhà thơ Nguyễn Đức Đát gửi file từ lâu rồi, mà giờ mới up lên đây:
http://www.mediafire.com/?mzvfimqmgzo

Nhạc Minh Thu
Thơ Nguyễn Đức Đát
Trình bày:
Ca sỹ Thế Nghĩa
(còn một bản nữa do ca sỹ Ly Sa hát)


Quê hương tôi Diêm Điền


Nơi khởi nguyên từ đồng muối trắng
Bao kiếp người như phù sa trầm lắng
Đã về đây thành xóm, thành làng.
Quê hương tôi có dòng sông Diêm hộ
Bến nước, bờ tre, tiếng mẹ ru…
Quê hương tôi bên bờ biển cả
Trai gái trong làng sông biển lang thang
Lớp lớp khơi xa, lạch gần đánh cá
Lớp lớp theo tàu ngược xuôi trăm ngả
Quanh năm đi tìm bến lạ, bờ quen…
Diêm Điền quê tôi
Có phố Hoè, xóm ngoài, lăng Ông, cống ngoại
Những cái tên đọng mãi trong tôi.
Nhớ cánh đồng xưa mưa phùn, gió bấc
Rét căm căm, lạnh rít từng cơn..
Ai tha phương phiêu bạt tang bồng
Vẫn mơ được về tắm dòng sông Diêm hộ
Diêm Điền ơi, muôn thuở mến yêu !
Diêm Điền ơi, muôn thuở mến yêu !