Xuất phát từ quận Bronx của TP New York (Mỹ) cuối những năm 70 của thế kỷ trước, những điệu nhảy và nhạc hip-hop ngày nay đã lan đến mọi ngóc ngách của thế giới. 2 clip dưới đây được quay bên vệ đường gần chợ Diêm Điền.
Có điều, đây là một thứ hip-hop đầy chất... Diêm Điền. Những đứa trẻ cứ nhảy mà không có giày, không quần đũng dài hay áo thun sát nách... Chúng đi dép lê, mỗi khi chống tay làm trụ để xoay người thì dùng một cái vỏ bao bim bim hoặc tờ giấy để lót. Khi muốn dùng đầu làm trụ xoay thì lấy cái mũ bảo hiểm có cả lưỡi trai để đội. Đến chết được. Nhạc thì phát ra từ một cái đài con, dùng thẻ nhớ. Tất cả diễn ra trên một khoảng nền xỉ tráng xi-măng to bằng cái chiếu đôi. Ngay cạnh đó là tấm biển "Bán sứa muối".
Động tác của bọn trẻ đầy vụng về và phần nhiều là hỏng. Chính vì thế, nhìn chúng đáng yêu khủng khiếp.
1.
2.
Nhưng những động tác còn non dại và ngượng nghịu ấy cũng cho thấy một lớp trẻ khác, một thế hệ từ bé đã biết đến và chịu ảnh hưởng của những sản phẩm văn hóa toàn cầu. Từ Bronx đến Diêm Điền tuy xa mà gần.
Bằng tuổi chúng, trong những buổi sinh hoạt đội, lũ chúng tôi vừa nắm tay nhau nhảy theo vòng tròn vừa hát những bài như thế này:
Đường lên vũ trụ năm xưa ông cha ta hằng mơ ước
Đường lên vũ trụ năm nay anh Tuân bay đã là hiện thực
Đã có ánh sáng Lê-nin theo con đường Cách mạng tháng 10
Và có ánh sáng Bác Hồ ta theo Đảng làm chủ cuộc đời…
Hay như thế này:
Em là búp măng non, em lớn lên trong mùa cách mạng
Sướng vui có Đảng tiền phong, có Đảng như ánh thái dương
Sống yên vui trong tình yêu thương
Cuộc đời từ đây bừng sáng.
Khăn quàng thắm vai em ghi chiến công anh hùng cách mạng
Tiếng thơm muôn đời còn vang
Sáng ngời ý chí đấu tranh
Bước lên theo lý tưởng quang vinh…
31.3.10
17.2.10
Đèn lồng đỏ
Tết năm nay, đường phố Diêm Điền trông có nét khác lạ, vì rất nhiều nhà treo đèn lồng đỏ trước cửa. Không phải kiểu đèn thắp bằng nến hay bấc tẩm mỡ lợn, mà là loại thắp bằng điện, nhập từ Trung Quốc. Nhiều đèn khi thắp lên có thể nhìn thấy khá rõ bóng điện compact bên trong. Một vài nhà còn đưa cả “nháy” vào trong đèn lồng nữa.
Đi trên mấy con đường chính của Diêm Điền vào buổi đêm, khi những ngọn đèn lồng đỏ rực lên và những chi tiết lổn nhổn nơi mặt tiền của các ngôi nhà bị bóng tối làm nhòa đi, mình thoáng có cảm giác đang đi lạc vào một trấn bên Tàu. Có lúc lại thấy như đang đi trong một thời xa xưa nào đó. Tất nhiên đấy là khi không chú ý đến vẻ lộn xộn của những dãy nhà, sự bừa bộn phía trước nhiều nhà, và cả ánh đèn neon trong mỗi ngôi nhà.
Những chiếc đèn lồng quả đã tạo ra một sắc thái mới mẻ và cảm giác vui tươi cho ngày Tết năm nay. Ở đây chẳng ai bài xích gì Trung Quốc. Những chuyện như Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, lấn Trường Sa, hại ngư dân Việt Nam… là chuyện ở đâu đâu, chẳng ai nghĩ tới, hoặc nếu có thì chắc cũng chẳng thấy liên quan gì. Người dân thấy đèn đẹp thì treo, cũng như thấy điện thoại Tàu rẻ, đẹp, nhiều chức năng thì mua.
Người đi xa về thắc mắc sao năm nay Diêm Điền chơi đèn lồng đỏ. Người ở nhà trả lời rằng chắc dân Diêm Điền hay sang Trung Quốc, thấy họ treo đẹp thì làm theo. Lại hỏi: “Sao trước đây cũng sang mà không làm theo?”. Chẳng ai trả lời được. Đành tự giải thích rằng đó là do cái khôn ngoan của ông nhà buôn nào đó đã nhập đèn lồng về bán. Mấy đứa em trên thị xã (mình vẫn quen gọi thành phố Thái Bình là thị xã) gọi điện về bảo trên đó cũng treo nhiều đèn lồng đỏ.
Mình không định mua, mà có muốn mua cũng không được. Giá một chiếc đèn loại to mới đầu khoảng 50k - mấy đứa bạn nói vậy - sau tăng lên 80k, 100k, rồi 120k cũng không còn mà mua.
Nhưng sáng 30 Tết, ngủ dậy thấy ông anh cùng ông hàng xóm đang hì hụi mắc 8 cái đèn lồng cho 4 nhà liền nhau trong dãy nhà mình. Thì ra tối qua, vợ chồng ông anh lên Giành, tình cờ thấy một quán ở đó bày bán đèn lồng, giá 65k một chiếc, ế chỏng gọng. Ông anh hốt cả mớ. Có vẻ các xã khác không chơi đèn lồng mấy. “Nhà của họ không phải kiểu nhà mặt đường”, ông anh giải thích.
Tối 30 Tết năm nay mình đi chơi về sớm, quãng 11 giờ kém 15. Đứng ngắm dãy nhà treo đèn lồng đỏ, nhớ ông ngoại từng bảo rằng, ngày trước - tức là thời ông còn thanh niên - Diêm Điền đã như một thương cảng, trên bến dưới thuyền, buôn bán tấp nập. Theo lời ông, hồi ấy đường làng ngõ xóm rất sạch, dọc đường có những cây cột đèn cao ngang tầm mắt người, do Pháp xây, tối nào cũng thắp.
Mình chưa hỏi được loại đèn ấy trông như thế nào, đốt bằng gì, để thấp thế trẻ con có nghịch không, đường chính trong làng hồi ấy là đường đất hay lát gạch nghiêng chen những phiến đá xanh như kiểu đường hồi bé mình thấy, con người và quang cảnh chung của làng ra sao… Thật khó hình dung về Diêm Điền thời xưa quá. Ông thì đã mất rồi. Năm nay không có ông uống rượu đón giao thừa cùng mấy anh em mình.
Đi trên mấy con đường chính của Diêm Điền vào buổi đêm, khi những ngọn đèn lồng đỏ rực lên và những chi tiết lổn nhổn nơi mặt tiền của các ngôi nhà bị bóng tối làm nhòa đi, mình thoáng có cảm giác đang đi lạc vào một trấn bên Tàu. Có lúc lại thấy như đang đi trong một thời xa xưa nào đó. Tất nhiên đấy là khi không chú ý đến vẻ lộn xộn của những dãy nhà, sự bừa bộn phía trước nhiều nhà, và cả ánh đèn neon trong mỗi ngôi nhà.
Những chiếc đèn lồng quả đã tạo ra một sắc thái mới mẻ và cảm giác vui tươi cho ngày Tết năm nay. Ở đây chẳng ai bài xích gì Trung Quốc. Những chuyện như Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, lấn Trường Sa, hại ngư dân Việt Nam… là chuyện ở đâu đâu, chẳng ai nghĩ tới, hoặc nếu có thì chắc cũng chẳng thấy liên quan gì. Người dân thấy đèn đẹp thì treo, cũng như thấy điện thoại Tàu rẻ, đẹp, nhiều chức năng thì mua.
Người đi xa về thắc mắc sao năm nay Diêm Điền chơi đèn lồng đỏ. Người ở nhà trả lời rằng chắc dân Diêm Điền hay sang Trung Quốc, thấy họ treo đẹp thì làm theo. Lại hỏi: “Sao trước đây cũng sang mà không làm theo?”. Chẳng ai trả lời được. Đành tự giải thích rằng đó là do cái khôn ngoan của ông nhà buôn nào đó đã nhập đèn lồng về bán. Mấy đứa em trên thị xã (mình vẫn quen gọi thành phố Thái Bình là thị xã) gọi điện về bảo trên đó cũng treo nhiều đèn lồng đỏ.
Mình không định mua, mà có muốn mua cũng không được. Giá một chiếc đèn loại to mới đầu khoảng 50k - mấy đứa bạn nói vậy - sau tăng lên 80k, 100k, rồi 120k cũng không còn mà mua.
Nhưng sáng 30 Tết, ngủ dậy thấy ông anh cùng ông hàng xóm đang hì hụi mắc 8 cái đèn lồng cho 4 nhà liền nhau trong dãy nhà mình. Thì ra tối qua, vợ chồng ông anh lên Giành, tình cờ thấy một quán ở đó bày bán đèn lồng, giá 65k một chiếc, ế chỏng gọng. Ông anh hốt cả mớ. Có vẻ các xã khác không chơi đèn lồng mấy. “Nhà của họ không phải kiểu nhà mặt đường”, ông anh giải thích.
Tối 30 Tết năm nay mình đi chơi về sớm, quãng 11 giờ kém 15. Đứng ngắm dãy nhà treo đèn lồng đỏ, nhớ ông ngoại từng bảo rằng, ngày trước - tức là thời ông còn thanh niên - Diêm Điền đã như một thương cảng, trên bến dưới thuyền, buôn bán tấp nập. Theo lời ông, hồi ấy đường làng ngõ xóm rất sạch, dọc đường có những cây cột đèn cao ngang tầm mắt người, do Pháp xây, tối nào cũng thắp.
Mình chưa hỏi được loại đèn ấy trông như thế nào, đốt bằng gì, để thấp thế trẻ con có nghịch không, đường chính trong làng hồi ấy là đường đất hay lát gạch nghiêng chen những phiến đá xanh như kiểu đường hồi bé mình thấy, con người và quang cảnh chung của làng ra sao… Thật khó hình dung về Diêm Điền thời xưa quá. Ông thì đã mất rồi. Năm nay không có ông uống rượu đón giao thừa cùng mấy anh em mình.
14.2.10
Nghĩa lý đào, quất
Chiều 28 lượn lên phố, tính kiếm cây đào phai về đặt trong nhà cho nó khí thế cái Tết. Lượn đi lượn lại, chả thấy cây nào ra hồn. Phần lớn vẫn là thứ cây được gọi là đào thế, từ gốc chẽ ra 3 cành, uốn loằng ngoằng như giun chầu lỗ dế, trông rất nhàm.
Hình như những người bán hàng người Bắc thường nói cùn, cứ khách chê điểm nào là phải cãi bằng được rằng điểm đó tốt, cho dù cái dở nó sờ sờ trước mắt.
Ông bán đào chỗ gần bến xe cũ chỉ vào mấy cánh hoa bé xíu, quăn queo và rũ xuống trên thân một cây đào đầy cành khẳng khiu, trơ trọi, bảo: “Đây, trông nó đẹp như vầy. Như vầy mà anh còn chê”.
Ông bạn đi cùng mình bảo: “Nhưng mà người ta chỉ chơi đào chứ không chơi rào”.
Ảnh: dulichtrongoi.com
Chỗ trước cửa Bưu điện, mình chỉ một cây bảo héo quá, bà chị bán hàng liến thoắng: “À cái này về anh cứ tưới nước một đêm là sáng mai lại tươi roi rói”.
Riêng chị bán đào ở vỉa hè khu quán cà phê bờ hồ thì không cãi. Khi bị chê đào héo, chị trả lời bằng một câu hỏi ngược: “Thế có Tết năm nào anh đi chơi mặc áo cộc tay không?”.
Ông bạn đi xem đào cùng mình mặc áo cộc tay. Đường phố lúc đó đầy người mặc áo cộc tay. Hôm trước, ông cháu họ mình (cái ông đứng cười phớ lớ chỉ vào biển gỏi nhệch trong hình đại diện blog này) cũng mặc áo phông cộc tay phi xe máy từ Hà Nội về. Mình hôm đi xe máy từ HN về mặc áo dài tay, nhưng phần tay lộ ra bị cháy nắng, da đỏ ửng và rát, như kiểu sau một ngày hè tắm biển.
Nắng hạ giữa mùa đông thế này thật hại dân bán đào. Hại cả dân chơi đào. Cây nào cây nấy nở bung hoa, 28 Tết đã có vẻ tàn tạ, trông rất thảm.
Mãi mới thấy chỗ ngã tư trước cửa khách sạn có cây tạm được. Gốc đỡ uốn éo loằng ngoằng, nhiều cành tụ thành khóm, hoa to và tươi, dày nụ. Cậu bán hàng nói giá 400k. Mình ra chỗ khác một tí xem còn cây nào hơn, lúc quay lại đã thấy hét giá 550k. Cậu bán hàng mặt quàu quạu, mồm lẩm bẩm chê thanh niên Diêm Điền kém, vì nhiều người cứ mặc cả kỳ kèo. Đã vậy mình đếch mua. Mình là loại không biết mặc cả, nhưng nghĩ mặc cả là quyền của người ta. Đã mang hàng bày ra giữa chợ, trách nỗi gì.
Qua một đêm, sáng 29 Tết, trời chuyển rét. Đối với người miền Bắc, cái rét vừa phải vào đúng dịp Tết là một món quà quý giá. Trời mưa lạnh mới thấm thía không khí đoàn tụ, tình cảm gia đình, bạn bè ấm áp. Trời phải âm u, Tết mới tưng bừng.
Mình lại lượn phố tìm đào. Lần này mới có cảm giác đi chợ Tết. Đi đến vòng thứ 2 thì phát hiện chỗ cống Diêm Điền một cây khá, để lẫn trong một đống “rào”. Cây này không thật đẹp, nhưng trong mắt mình, có thể nói nó ngon lành nhất so với đám còn lại của buổi chợ hôm đó. Mình chơi luôn.
Có lẽ từ khoảng chục năm gần đây, dân Diêm Điền mới có thói quen chơi đào quất cảnh. Mua về không để cho cây yên, phải chăng thêm một vài bộ “đèn nháy” vào, cắm điện lập lòe xanh đỏ. Mới đầu mình ghét kiểu này, vì nghĩ cái cây cần được đẹp theo cách của nó, không đáng phải khoác thêm một bộ áo xanh đỏ nhân tạo rẻ tiền. Nhưng khi chăng “điện nháy” vào, nhiều người trong gia đình thấy nó đẹp hơn, thích hơn, cảm thấy có không khí hơn. Điều đó cũng khiến mình vui lây. Vậy chẳng nên vì ý thích của riêng mình, hay vì vẻ đẹp của một cái cây nào đó mua ngoài chợ mà ngăn niềm vui chung đó lại. Thế là mình cũng mua “đèn nháy”, hào hứng cùng mấy ông anh chăng dọc ngang tứ tung vào cây.
Mọi năm, thấy mình mua cây cảnh, bố chỉ hỏi một câu giá bao nhiêu, còn thì kệ mình với ông anh. Dường như bố cho hoa hoét là thứ vớ vỉn, vừa tốn tiền vừa rác nhà. Nhưng năm nay khác, bố xăng xái cùng mình xúc đất đổ vào chậu, dọn dẹp chỗ đặt và cùng khiêng chậu cây từ sân vào nhà, lại còn đứng ngắm một tí nữa.
Đấy là điều thú vị nhất từ cây đào nhà mình Tết này.
Hình như những người bán hàng người Bắc thường nói cùn, cứ khách chê điểm nào là phải cãi bằng được rằng điểm đó tốt, cho dù cái dở nó sờ sờ trước mắt.
Ông bán đào chỗ gần bến xe cũ chỉ vào mấy cánh hoa bé xíu, quăn queo và rũ xuống trên thân một cây đào đầy cành khẳng khiu, trơ trọi, bảo: “Đây, trông nó đẹp như vầy. Như vầy mà anh còn chê”.
Ông bạn đi cùng mình bảo: “Nhưng mà người ta chỉ chơi đào chứ không chơi rào”.
Ảnh: dulichtrongoi.com
Chỗ trước cửa Bưu điện, mình chỉ một cây bảo héo quá, bà chị bán hàng liến thoắng: “À cái này về anh cứ tưới nước một đêm là sáng mai lại tươi roi rói”.
Riêng chị bán đào ở vỉa hè khu quán cà phê bờ hồ thì không cãi. Khi bị chê đào héo, chị trả lời bằng một câu hỏi ngược: “Thế có Tết năm nào anh đi chơi mặc áo cộc tay không?”.
Ông bạn đi xem đào cùng mình mặc áo cộc tay. Đường phố lúc đó đầy người mặc áo cộc tay. Hôm trước, ông cháu họ mình (cái ông đứng cười phớ lớ chỉ vào biển gỏi nhệch trong hình đại diện blog này) cũng mặc áo phông cộc tay phi xe máy từ Hà Nội về. Mình hôm đi xe máy từ HN về mặc áo dài tay, nhưng phần tay lộ ra bị cháy nắng, da đỏ ửng và rát, như kiểu sau một ngày hè tắm biển.
Nắng hạ giữa mùa đông thế này thật hại dân bán đào. Hại cả dân chơi đào. Cây nào cây nấy nở bung hoa, 28 Tết đã có vẻ tàn tạ, trông rất thảm.
Mãi mới thấy chỗ ngã tư trước cửa khách sạn có cây tạm được. Gốc đỡ uốn éo loằng ngoằng, nhiều cành tụ thành khóm, hoa to và tươi, dày nụ. Cậu bán hàng nói giá 400k. Mình ra chỗ khác một tí xem còn cây nào hơn, lúc quay lại đã thấy hét giá 550k. Cậu bán hàng mặt quàu quạu, mồm lẩm bẩm chê thanh niên Diêm Điền kém, vì nhiều người cứ mặc cả kỳ kèo. Đã vậy mình đếch mua. Mình là loại không biết mặc cả, nhưng nghĩ mặc cả là quyền của người ta. Đã mang hàng bày ra giữa chợ, trách nỗi gì.
Qua một đêm, sáng 29 Tết, trời chuyển rét. Đối với người miền Bắc, cái rét vừa phải vào đúng dịp Tết là một món quà quý giá. Trời mưa lạnh mới thấm thía không khí đoàn tụ, tình cảm gia đình, bạn bè ấm áp. Trời phải âm u, Tết mới tưng bừng.
Mình lại lượn phố tìm đào. Lần này mới có cảm giác đi chợ Tết. Đi đến vòng thứ 2 thì phát hiện chỗ cống Diêm Điền một cây khá, để lẫn trong một đống “rào”. Cây này không thật đẹp, nhưng trong mắt mình, có thể nói nó ngon lành nhất so với đám còn lại của buổi chợ hôm đó. Mình chơi luôn.
Có lẽ từ khoảng chục năm gần đây, dân Diêm Điền mới có thói quen chơi đào quất cảnh. Mua về không để cho cây yên, phải chăng thêm một vài bộ “đèn nháy” vào, cắm điện lập lòe xanh đỏ. Mới đầu mình ghét kiểu này, vì nghĩ cái cây cần được đẹp theo cách của nó, không đáng phải khoác thêm một bộ áo xanh đỏ nhân tạo rẻ tiền. Nhưng khi chăng “điện nháy” vào, nhiều người trong gia đình thấy nó đẹp hơn, thích hơn, cảm thấy có không khí hơn. Điều đó cũng khiến mình vui lây. Vậy chẳng nên vì ý thích của riêng mình, hay vì vẻ đẹp của một cái cây nào đó mua ngoài chợ mà ngăn niềm vui chung đó lại. Thế là mình cũng mua “đèn nháy”, hào hứng cùng mấy ông anh chăng dọc ngang tứ tung vào cây.
Mọi năm, thấy mình mua cây cảnh, bố chỉ hỏi một câu giá bao nhiêu, còn thì kệ mình với ông anh. Dường như bố cho hoa hoét là thứ vớ vỉn, vừa tốn tiền vừa rác nhà. Nhưng năm nay khác, bố xăng xái cùng mình xúc đất đổ vào chậu, dọn dẹp chỗ đặt và cùng khiêng chậu cây từ sân vào nhà, lại còn đứng ngắm một tí nữa.
Đấy là điều thú vị nhất từ cây đào nhà mình Tết này.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)